Tag Archives: lập trình

Fragment trong Android


Fragment là một phần giao diện người dùng hoặc hành vi của một ứng dụng. Fragment có thể được đặt trong Activity, nó có thể cho phép thiết kế activity với nhiều mô-đun. Có thể nói Fragment là một loại sub-Activity.

  • Fragment cũng có layout của riêng của nó, cũng có các hành vi và vòng đời riêng.
  • Chúng ta có thể thêm hoặc xóa Fragment trong một Activity trong khi Activity này đang chạy.
  • Có thể kết hợp nhiều Fragment trong một Activity để xây dựng giao diện người dùng đa khung.
  • Một Fragment có thể được sử dụng trong nhiều Activities.
  • Vòng đời của Fragment có quan hệ chặt chẽ với vòng đời của Activity đang dùng nó điều này có nghĩa là khi Activity bị tạm dừng thì các Fragment sẽ dừng lại.
  • Fragment có thể thực hiện một hành vi mà không có trong thành phần giao diện người dùng.
  • Fragment được thêm vào API 11 trở lên.
  • Bạn có thể tạo các Fragments bằng cách kế thừa lớp FragmentFragment được thêm vào layout bởi thẻ <fragment>

ĐỌC TIẾP >>>

Content Providers trong Android


Content providers là thành phần cung cấp dữ liệu từ một ứng dụng đến một ứng dụng khác dựa trên các Request. Mỗi Request được xử lý bằng các phương thức của class ContentResolver. Một Content Provider có thể sử dụng các cách lưu trữ dữ liệu khác nhau, dữ liệu có thể được lưu trữ trong databases, file, thậm chí thông qua Network.

Mỗi ứng dụng Android chạy trong các tiến trình riêng của chính mình và nó có các điều khoản riêng của nó, điều mà giữ dữ liệu của ứng dụng ẩn với các ứng dụng khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó được yêu cầu chia sẻ dữ liệu đến các ứng dụng khác. Sử dụng Content Provider trong việc này rất hữu ích.

Content Providers cho phép bạn tập trung dữ liệu ở một nơi và các ứng dụng khác nhau sẽ truy xuất vào nó khi cần thiết. Content Provider hoạt động rất giống với một cơ sở dữ liệu, và bạn có thể truy vấn nó, chỉnh sửa nội dung, cũng như là thêm xóa các nội dung sử dụng các phương thức: insert(), update(), delete(), query(). Trong nhiều trường hợp dữ liệu được lưu trữ trong SQLite.

ĐỌC TIẾP >>>

Broadcast Receivers trong Android


Broadcast Receivers chỉ đơn giản là xử lý và phát các thông điệp từ các ứng dụng khác hoặc từ hệ thống. Ví dụ: các ứng dụng có thể bắt đầu phát thông điệp đến các ứng dụng khác để cho biết rằng một số dữ liệu đã được tải thành công xuống thiết bị và sẵn sàng cho việc sử dụng, Broadcast Receivers sẽ đảm nhận việc thông báo vào đưa ra những hành động thích hợp.

Có hai bước quan trọng để cho Broadcast Receivers làm việc:

  1. Tạo Broadcast Receiver.
  2. Đăng ký Broadcast Receiver.

Có thêm một bước nữa trong trường hợp bạn implement các intents tùy chỉnh của bạn thì bạn sẽ phải tạo và Broadcast các intents đó.

ĐỌC TIẾP >>>

Services trong Android


Một Service là một thành phần được chạy bên trong nền để xử lý các công việc trong thời gian dài. Một ứng dụng nghe nhạc có thể phát nhạc, trong khi đó người dùng đang ở giao diện của ứng dụng khác. Hoặc ứng dụng download có thể tải dữ liệu trên mạng về máy mà không ngăn chặn người dùng tương tác với các ứng dụng khác. Một Service gồm hai trạng thái cơ bản:

  • Started: Một service được gọi là started khi một thành phần của ứng dụng, chẳng hạn như là activity, start nó bằng cách gọi phương thức startService(). Mỗi lần được started, service chạy bên dưới vô thời hạn, thậm chí ngay cả khi thành phần đã started nó bị hủy.
  • Bound: Một service được gọi là bound khi một thành phần ứng dụng liên kết với nó bằng cách gọi phương thức bindService(). Một dịch vụ ràng buộc cung cấp một giao diện client-server cho phép các thành phần tương tác với service, gửi yêu cầu, nhận kết quả, thậm chí tương tự trong việc giao tiếp với interprocess (IPC).

ĐỌC TIẾP >>>

Activity trong Android


Một Activity đại diện cho một màn hình với một giao diện người dùng. VD: Một ứng dụng Email sẽ có một Activity để hiển thị tất cả các Email, một Activity khác để để soạn Email, một Activity khác để đọc Email. Nếu một ứng dụng có nhiều hơn 1 Activity thì một trong số chúng sẽ được đánh dấu là Activity hiển thị đầu tiên khi ứng dụng khởi chạy.

Nếu bạn đã từng lập trình với ngôn ngữ C, C++, Java thì bạn cũng biết rằng chương trình bắt đầu chạy từ hàm main(), theo cách tương tự thì Android cũng khởi đầu bởi 1 activity được đánh dấu là khởi đầu bằng cách gọi phương thức onCreate(). Có một chuỗi các phương thức được gọi để bắt đầu một activity và một chuỗi các phương thức khác để hủy 1 activity, như hình bên dưới:

ĐỌC TIẾP >>>

Thiết lập và truy xuất Android Resources


Có rất nhiều thứ bạn cần phải sử dụng để có thể tạo ra được một ứng dụng tốt. Ngoài việc viết mã (code) cho ứng dụng, bạn cần phải quan tâm đến các resource giống như là nội dung tĩnh mà code sử dụng. Chẳng hạn như bipmaps, colors, layout, strings,… Các resource này được chứa trong các thư mục con khác nhau và thuộc thư mục src/.

Trong phần này sẽ giới thiệu bạn cách thiết lập các resources, xác định rõ các resources và cách truy xuất chúng trong ứng dụng của bạn.

1. Thiết lập resource

Bạn nên để mỗi kiểu resource và mỗi thư mục con khác nhau và cùng nằm trong thư mục res/. 

Ví dụ:

    src/  
        MyActivity.java  
    res/
        drawable/  
            icon.png  
        layout/  
            activity_main.xml
            info.xml
        values/  
            strings.xml 

Thư mục res/ chứa tất cả các thư mục con. Trong ví dụ trên chúng ta có 1 image resource, 2 layout resource, và 1 string resource.

ĐỌC TIẾP >>>

Cấu trúc của Android Project


Phần này sẽ giới thiệu về cấu trúc của một Android Project với ứng dụng đầu tiên: Hello Word!

1. Tạo Android Project:

Đầu tiên cần phải mở Eclipse IDE đã được Download trong bài trước. Sau đó trên thanh Menu vào File -> New -> Android Application Project. Điền các thông tin cần thiết trong cửa số mới.

Ở các cửa sổ tiếp theo bạn cứ nhấn next rồi sau cùng chọn Finish. Khi tạo Project thành công trong Eclipse của bạn sẽ xuất hiện:

ĐỌC TIẾP >>>

Các thành phần của ứng dụng Android


Thành phần ứng dụng là khối kiến trúc cơ bản của ứng dụng Android. Các thành phần này được liên kết lỏng lẻo bởi các tập tin kê khai ứng dụng: AndroidManifest.xml, mô tả mỗi thành phần của ứng dụng và cách chúng tương tác.

4 thành phần chính được sử dụng trong ứng dụng Android:

  •  Activities: Ra lệnh cho giao diện và sử lý tương tác của người dùng với màn hình smartPhone.
  •  Services: Là thành phần chạy phía sau, chạy bên trong của mỗi ứng dụng.
  •  Broadcast Receivers: Xử lý việc giao tiếp giữa HĐH Android và ứng dụng.
  •  Content Providers: Xử lý dữ liệu và  các vấn đề về quản lý cơ sở dữ liệu.

ĐỌC TIẾP >>>

Cấu trúc của HĐH Android


Hệ điều hành Android là một tập hợp của các thành phần phần mềm được chia thành 5 phần và 4 lớp chính:

1. Linux Kernel

Linux Kernel là lớp thấp nhất. Nó cung cấp các chức năng cơ bản như quản lý tiến trình, quản lý bộ nhớ, quản lý thiết bị như: Camera, bàn phím, màn hình,… Ngoài ra, nó còn quản lý mạng, driver của các thiết bị, điều này gỡ bỏ sự khó khăn về giao tiếp với các thiết bị ngoại vi.

ĐỌC TIẾP >

Cài đặt môi trường phát triển ứng dụng Android


Bước 1: Cài Java Development Kit (JDK)
JDK bao gồm JRE(Java Runtime Environment) nó tạo ra môi trường dùng để chạy các ứng dụng Java.
(1) Download JDK
Để Download JDK bạn truy cập vào địa chỉ: http://www.oracle.com/technetwork/java/javase/downloads/jdk8-downloads-2133151.html . Sau đó click chọn Accept License Agreement -> chọn version phù hợp với hệ điều hành trên máy bạn.

ĐỌC TIẾP >>>>>